Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

// //

Brand Marketing – Tiếp thị thương hiệu

Brand Marketing hay còn được gọi là Tiếp thị thương hiệu là xu hướng chủ yếu của Marketing thời hiện đại. Trước đấy Marketing chủ yếu tập trung vào sản phẩm, với những chiến lược xoay quanh sản phẩm. Thế nhưng gần đây, các lý thuyết về Marketing đã thay đổi. Marketing dần đi theo mô hình quản trị thương hiệu, lấy thương hiệu ( Brand) làm trung tâm của chiến lược cũng như của quản trị doanh nghiệp.
Cần lưu ý rằng brand Marketing có nghĩa là tiếp thị thương hiệu và branding ( xây dựng thương hiệu). Thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm. : Brand marketing là hệ thông tiếp thị toàn diện nhất hiện nay
Brand Marketing về sản phẩm.
Sản phẩm là một tập hợp các lợi ích, Các lợi ích này khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì được gọi là giá trị. Và một tập hợp các lợi ích bao gồm các yếu tố khác biệt được công nhận, sẽ trở thành thương hiệu.
Khái niệm sản phảm là một tậ hợp các lợi ích, là một sự thay đổi lớn trong nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh. Đinh nghĩa này cho thấy có thể xem mỗi con người cũng là một sản phẩm, một thương hiệu, đồng thời xây dựng thương hiệu cũng đi đôi với xây dưng sản phẩm là vì vậy. Tóm lại Marketing cần phải định nghĩa sản phẩm nhìn từ bên ngoài vào theo quan điểm khách hàng chứ không phải định nghĩa sản phẩm từ bên trong như định nghĩa sản phẩm theo cách thông thường của nhà sản xuất.
Branding khác với Brand Marketing như thế nào?
Branding là khái niệm thiên về phần hình thức, hình ảnh thương hiệu, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận diện thương hiệu. Branding thường không chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm, thường là chấp nhận một sản phẩm hiện hữu để nâng cấp thành thương hiệu. Branding vì vậy không đưa ra được cá giải pháp lý tính và tập trung khai thác giá trị cảm tính. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp như Interbrand và Landor vẫn tập trung Branding chứ chưa lột tả hết ý nghĩa chiến lược sau xã tư sản phẩm
Brand Marketing đề cập sâu sắc hơn về khía cạnh chiến lược và quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến lược Marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4P, hoặc cao hết hơn là 7P. Lứu ý trong lý thuyết Brand Marketing. Tóm lại Branding đi sau hơn vào chiến lược hình ảnh thương hiệu, còn Brand Marketing là chiến lược tổng thể.